Diễn đàn ITK36 - ĐH Sư phạm TPHCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn ITK36 - ĐH Sư phạm TPHCM

Diễn đàn ITK36 - ĐH Sư phạm TPHCM
Diễn đàn đang nâng cấp ...
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Đón chờ mưa sao băng rực rỡ nhất trong năm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Administrator
Admin


Nam
Tổng số bài gửi : 219
Điểm kinh nghiệm : 27241
Danh tiếng : 104
Ngày tham gia : 02/10/2010
Age : 31
Đến từ : Lớp CNTT K36
Tài sản : Ring of The Creator
Tài năng của Admin Danh vọng:219%/1000%
Tài năng:31%/100%


Đón chờ mưa sao băng rực rỡ nhất trong năm _
Bài gửiTiêu đề: Đón chờ mưa sao băng rực rỡ nhất trong năm   Đón chờ mưa sao băng rực rỡ nhất trong năm I_icon_minitimeFri Dec 10, 2010 9:07 am

Bầu trời đêm tháng 12 sẽ đón chào cơn mưa sao băng rực rỡ nhất 2010, cùng hiện tượng nguyệt thực duy nhất cả năm, hứa hẹn sẽ hấp dẫn hơn cả màn bắn pháo hoa nhân dịp năm mới.

Đón chờ mưa sao băng rực rỡ nhất trong năm 639542671-on-cho-mua-sao-bang-ruc-ro-nhat-trong-nam

Mưa sao băng Geminid năm nay được mong đợi sẽ là màn bắn sao ngoạn mục nhất trong năm và sẽ đạt đỉnh cao vào những giờ sau nửa đêm ngày 13/12, Space.com cho biết hôm nay.

Giống như hầu hết cơn mưa sao băng khác, Geminids thường đẹp nhất sau nửa đêm (rạng sáng ngày 14/12), khi trái đất hướng trực tiếp vào đường bay của thiên thạch. Nhưng một số màn bắn sao khác lại nhìn rõ hơn vào trước nửa đêm, bởi bức xạ của sao băng gần như vòng về phía cực, nên chúng sẽ nằm trong tầm nhìn ở phía chân trời cả đêm.

Hầu hết mưa sao băng được tạo ra từ các mảnh vỡ của những sao chổi già cỗi, nằm rải rác dọc theo quỹ đạo của sao chổi. Khi trái đất đi qua quỹ đạo của sao chổi, nó sẽ quét qua những mảnh vỡ này, và làm chúng nổi rõ lên khi ánh sáng xuyên qua bầu khí quyển.

Mưa sao băng Geminid độc đáo ở chỗ nó không liên quan tới một sao chổi mà là một hành tinh nhỏ có tên 3200 Phaethon.

Ngoài ra, lễ hội trên bầu trời tháng 12 không chỉ có màn bắn sao Geminid. Vào đêm 20-21/12, một vài nơi trên trái đất sẽ được chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần - chỉ diễn ra duy nhất một lần trong năm 2010.

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần gần đây nhất là vào ngày 20/2/2008. Tuy rằng sẽ có hai lần nhật thực toàn phần trong năm 2011, người dân Bắc Mỹ sẽ phải chờ đến tháng 4/2014 mới được xem mặt trăng bị nuốt ngoạn mục như sự kiện trong tháng này.

Nhật thực xảy ra khi mặt trăng đi qua một điểm trong quỹ đạo mà ở đó Trái đất nằm ở giữa mặt trăng và mặt trời. Khi mặt trăng đi qua bóng râm của trái đất, nó sẽ tạo ra hiện tượng nguyệt thực. Không giống như nhật thực, người xem không cần phải bảo vệ mắt khi ngắm nhìn.

Nhật thực toàn phần là khi toàn bộ mặt trăng nằm hoàn toàn trong bóng tối của trái đất. Do ánh sáng mặt trời bị bẻ cong qua bầu khí quyển của trái đất, nên tia sáng vẫn đến được tới mặt trăng, và vì thế người ta vẫn nhìn rõ mặt trăng khi nhật thực xảy ra.

Nguồn vnexpress
Về Đầu Trang Go down
https://cnttk36.forumvi.com

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

 

Đón chờ mưa sao băng rực rỡ nhất trong năm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn ITK36 - ĐH Sư phạm TPHCM :: NEWS :: Chuyện lạ Đông Tây-
Chuyển đến